HOA TAI KIM CƯƠNG – RUBY TỰ NHIÊN, MSP: RJ-021

1. KIM CƯƠNG LÀ GÌ?
Tên gọi kim cương đến từ tiếng Hy Lạp Adamas, có nghĩa là không thể phá hủy. Nó là loại đá quý duy nhất có thành tố là Cacbon, song song với than chì. Kim cương được cấu tạo bởi nguyên tử Cacbon được kết tinh trong một khối phân tử. Mỗi nguyên tử Cacbon trong một viên kim cương được bao quanh bởi 4 nguyên tử Cacbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hóa trị. Do đó kim cương được xem là một vật liệu bền nhất, cứng nhất và có khả năng khúc xạ cực tốt.
Kim cương là một khoáng sản tự nhiên quý hiếm và hoàn hảo. Nó có khả năng kháng hóa chất và được biết đến là một chất liệu đá tự nhiên cứng nhất (độ cứng 10 theo Mohs, Ruby – Sapphire: 9). Những đặc tính này giúp cho nó trở thành một công cụ để cắt và sử dụng cho nhiều tính năng mà độ bền mang tính bắt buộc. Kim cương còn có các tính chất quang học đặc biệt như chiết suất, độ phân tán và độ bóng cao. Các tính chất này tạo nên tên tuổi của kim cương như là một loại đá quý nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới.
LỊCH SỬ CỦA KIM CƯƠNG
Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Phần lớn những viên đá đầu tiên được vận chuyển trên tuyến đường giao thương nối liền Ấn Độ với Trung Quốc, hay còn gọi là “Con đường tơ lụa”. Trong tiến trình khám phá, kim cương được xem là rất có giá trị bởi độ bền và sự rực rỡ của chúng cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng và khắc được kim cương.
Cho đến tận thế kỷ thứ 18, Ấn Độ được xem như một nguồn “tài nguyên kim cương duy nhất. Khi các mỏ kim cương ở Ấn Độ dần cạn kiệt thì công cuộc tìm kiếm các nguồn thay thế bắt đầu. Mặc dù những nguồn kim cương nhỏ được tìm thấy tại Brazil tuy nhiên nó không đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Vào năm 1866, Erasmus Jacobs, lúc đó 15 tuổi, đang đi dọc bờ sông Cam thì anh ta bất chợt nhìn thấy một viên sỏi rất đỗi bình thường, thế nhưng hóa ra đó lại là một viên kim cương có trọng lượng 21,25 carat. Vào năm 1871, một viên kim cương khổng lồ có trọng lượng 83,50 carat được khai quật trên ngọn đồi Colesberg Kopje ở Nam Phi. Công cuộc tìm kiếm kim cương gây ra một cơn sốt khi hàng ngàn người bắt đầu những cuộc dò tìm kim cương và chính điều này đã dẫn đến việc hình thành các hoạt động khai thác khoáng sản đầu tiên với quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly ở Nam Phi.
Ảnh: Thành phố Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole
(mỏ kim cương lớn nhất với chiều sâu 215 m)
2. RUBY LÀ GÌ
Theo ngôn ngữ Sanskrit cổ (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ), ruby gọi là ratnaraj, nghĩa là “vua đá quý”. Ở nước Miến Điện cổ (nay là Myanmar), các chiến binh đeo ruby để làm cho họ trở nên bất khả chiến bại. Trong Kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức thì được xem “quý giá hơn đá ruby”.
Người Mỹ cho là ruby giúp con người có lòng đam mê và dũng cảm, và họ dùng ruby làm đá quý mừng sinh nhật trong tháng bảy.
Kim cương là loại đá quý và có nhiều công dụng trong công nghệ cắt phá nhờ có độ cứng vô địch là 10, có ánh chiếu tuyệt hảo tức ánh kim cương dù nó nằm ở ngoài trời, ở dưới nước hay nằm trong lửa, trong tuyết, trong đá, trong đất, trong cát. Thế mà sánh với đá đỏ ruby, kim cương còn thua xa về mặt giá trị.Các nhà địa chất và đặc biệt là các nhà chế tác đá quý đã thống nhất đánh giá: đá đỏ là loại quý số 1, Emeral là loại quý số 2, còn kim cương chỉ đứng hàng thứ ba. Thêm vào đó giá trị của ruby còn tùy thuộc vào trọng lượng và độ trong của nó. Đá đỏ hay còn gọi là hồng ngọc đúng tiêu chuẩn quốc tế phải đạt trọng lượng từ 1 carat trở lên.
Loại đá đỏ tuyệt vời 1 carat trở lên có giá trị hơn 2 lần kim cương tuyệt vời có cùng trọng lượng. Nói cách khác, viên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ ruby tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây vàng. Nói một cách dí dỏm, viên hồng ngọc bằng đầu ngón tay nặng khoảng 0,6 gam có trị giá hơn 4 ký lô vàng ròng 99,99.
Ruby thiên nhiên thường có sọc khía nằm theo chiều ngang trên mặt đá. Ngay trên vết vỡ cũng có sọc khía thể hiện rõ nhưng mịn hơn sọc khía ở ngoài tinh thể. Các sọc khía này là dấu vết rất đặc biệt và đặc trưng cho ruby, có thể làm bí quyết để phân biệt ruby thật và giả. Màu đỏ đặc trưng của ruby là màu đỏ đậm nên dân ta gọi ruby với cái tên là “đá đỏ”.
Màu đặc sắc nhất để chứng tỏ đó là ruby tuyệt hảo chính là màu đỏ máu bồ câu (huyết bồ câu). Nguyên nhân màu đỏ của đá đỏ ruby là do lẫn chất crôm, vì lẫn crôm mà ruby có màu đỏ độc nhất vô nhị và trở thành đá cực quý, nhưng cũng vì lẫn crôm nên đá đỏ ruby mới có nhiều khuyết tật như bị răn đá, bị vết chấm đen, vân rạn trong đá .v.v…
Đây chính là điểm phân biệt rõ rệt nhất giữa Ruby tự nhiên và Ruby nhân tạo hay Ruby đã qua xử lý nhiệt, để chọn được những viên Ruby màu sắc đẹp, đạt độ trong tiêu chuẩn & đặc biệt là hoàn toàn tự nhiên, Chúng tôi xin kính mời Quý khách hàng tới tham quan và lựa chọn Đá Ruby tại TRUNGANH – NATURAL GEMSTONES Chúc Quý khách chọn mua được những viên Ruby đẹp nhất , đẳng cấp nhất với giá cả hợp lý nhất!
*Tất cả các sản phẩm đá Ruby tại cửa hàng chúng tôi đều có Giấy kiểm định đá quý của Viện đá quý Việt Nam (đạt tiêu chuẩn Quốc tế) chứng minh nguồn gốc và chất lượng đá Ruby
Rất hân hạnh được đón tiếp!
————————————-**********———————————
TRUNGANH – NATURAL GEMSTONES
ĐÁ RUBY TỰ NHIÊN – VẬT PHẨM PHONG THỦY
HOTLINE: 033 602 3333 (ZALO)
FB: RUBY TỰ NHIÊN
EMAIL: RUBYTUNHIEN@GMAIL.COM
WEB: RUBYTUNHIEN.COM
Reviews
There are no reviews yet.